Cấp Phối Đá Dăm Gia Cố Xi Măng Trong Xây Dựng

Cấp Phối Đá Dăm Gia Cố Xi Măng Trong Xây Dựng Ngày Nay

Cấp phối đá dăm gia cố xi măng hiện nay

Cấp phối đá dăm gia cố xi măng là hỗn hợp những vật liệu có thành phần hạt được cấp phối theo nguyên lý chặt và liên tục, được trộn với xi măng theo một tỷ lệ nhất định rồi lu lèn ở độ ẩm tốt nhất trước khi xi măng ninh kết, quá trình như vậy được gọi là cấp phối đá gia cố xi măng.

Vậy những quy định nào là tiêu chuẩn cấp phối đá dăm gia cố xi măng trong xây dựng ngày nay? hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ những vấn đề liên quan xoay quanh cấp phối đá dăm gia cố xi măng nhé.

Thành phần cấp phối đá dăm gia cố xi măng hiện nay

Cấp phối đá dăm gia cố xi măng phải đảm bảo những yêu cầu sau đây trước khi đưa vào sử dụng: yêu cầu thành phần hạt, xi măng và nước.

Yêu cầu về thành phần hạt 

Kích cỡ lỗ sàng Tỷ lệ % lọt qua sàng
vuông (mm) D max = 37,5mm D max = 31,5mm
50,0 100  
37,5 95-100 100
31,5 95 – 100
25,0 79 – 90
19,0 58 – 78 67 – 83
9,5 39 – 69 49 – 64
4,75 24 – 39 34 – 54
2,36 15- 30 25 – 40
0,425 7 – 19 12 – 24
0,075 2 – 12 2 – 12
  • Được sử dụng trong việc gia cố với lớp xi măng làm lớp móng trên hoặc móng dưới cho thi công nền đường các loại. Cấp phối đá dăm gia cố xi măng khi thi công lớp móng trên của đường cấp cao A1 hoặc thi công lớp mặt dưới lớp láng nhựa hoặc của các đoạn đường cao tốc thì sử dụng  loại CPĐD có thành phần hạt 31,5mm.
  • Độ cứng của đá phải đảm bảo có chỉ tiêu L.A không được phép vượt quá 35%;
  • Lớp móng dưới cần bảo đảm có chỉ tiêu L.A không vượt quá 45%.
  • Tỷ lệ các chất hữu cơ không được quá 2%, hàm lượng muối sunfat ≤0.25%, chỉ số dẻo <6% và tỷ lệ hạt dẹt xác định theo tiêu chuẩn TCVN 7575-13:2006 không được quá 18%.
Cấp phối đá dăm gia cố xi măng
Cấp phối đá dăm gia cố xi măng

Báo giá cát xây dựng mới nhất tại đây: giá cát xây dựng hiện nay (áp dụng tại tphcm)

Yêu cầu đối với xi măng

  • Xi măng dùng trong cấp phối đá gia cố xi măng phải là các loại xi măng Poóc lăng thông thường (TCVN 2682 – 2009 hoặc TCVN 6260:2009). 
  • Xi măng sử dụng có mác ≥30MPa.
  • Lượng xi măng dùng để gia cố tối thiểu là 3% và tối đa là 6% tính theo khối lượng hỗn hợp cốt liệu khô khi gia cố cấp phối đá dăm.
  • Lượng xi măng cần thiết phải được xác định thông qua thí nghiệm trong phòng để đạt các yêu cầu đối với cấp phối đá gia cố xi măng
  • Xi măng phải có thời gian bắt đầu ninh kết tối thiểu là 120 phút và càng chậm càng tốt. 
Yêu cầu xi măng trong cấp phối bê tông
Yêu cầu xi măng trong cấp phối bê tông

Yêu cầu với nước dùng để trộn cấp phối đá gia cố xi măng

Các loại nước dùng cho cấp phối đá gia cố xi măng phải thoả mãn các chỉ tiêu sau:

  • Không có váng dầu hoặc váng mỡ, không có màu;
  • Lượng hỗn hợp hữu cơ không quá 15 mg/lít, độ PH không nhỏ hơn 4 và không lớn hơn 12,5
  • Lượng muối hoà tan không lớn hơn 2000mg/lít; lượng Ion Sunfat không lớn hơn 600mg/lít;
  • Lượng Ion Clo không lớn hơn 350mg/lít; lượng cặn không lan không lớn hơn 200mg/lít;
  • Tỷ lệ nước cần thiết thường trong khoảng 4 – 7% và phải được xác định chính xác bằng thí nghiệm nói ở mục 3.4

Định mức cấp phối đá dăm gia cố xi măng

Định mức cấp phối đá dăm được thể hiện thông qua một số yêu cầu sau:

Yêu cầu đối với cường độ cấp phối gia cố xi măng

Vị trí lớp cấp phối gia cố xi măng Cường độ giới hạn yêu cầu, MPa
Chịu nén (sau 14 ngày tuổi) Chịu ép chẻ (sau 14 ngày tuổi)
Lớp móng trên của tầng mặt bê tông nhựa và BTXM của đường cao tốc, đường cấp I, cấp II hoặc lớp mặt có láng nhựa quy định ≥ 4,0 ≥ 0,45 
Lớp móng trên trong các trường hợp khác ≥ 3,0 ≥ 0,35
Lớp móng dưới trong mọi trường hợp ≥ 1,5  Không yêu cầu

Hệ số hiệu chỉnh cường độ nén mẫu khoan ở hiện trường theo tỷ số h/d  

Đường kính trong mũi khoan là 10 cm Đường kính trong mũi khoan là 15 cm
Tỷ số h/d của mẫu khoan Hệ số hiệu chỉnh cường độ nén mẫu khoan Tỷ số h/d của mẫu khoan Hệ số hiệu chỉnh cường độ nén mẫu khoan
1,0 1,07 1,0 1,08
1,2 1,09 1,1 1,09
1,4 1,12 1,2 1,10
1,6 1,15 1,3 1,11
1,8 1,18

Biện pháp thi công cấp phối đá dăm gia cố xi măng

1) Hỗn hợp cốt liệu cấp phối đá dùng để gia cố với xi măng có thể được đưa vào máy trộn theo một trong hai phương thức sau:

  • Cấp phối đá cấu thành từ nhiều cỡ hạt được cấp phối với nhau, sau đó được đưa vào máy trộn riêng rẽ theo những tỷ lệ tính toán trước để thu về kết quả có thành phần hạt theo yêu cầu.
  • Phải có bảng khối lượng phối liệu tại nơi điều khiển của trạm trộn dù ở bất kỳ phương thức nào. 

2) Phải thí nghiệm để xác định độ ẩm của cấp phối đá, cát đồng thời điều chỉnh lượng nước đưa vào máy trộn sao cho phù hợp.

3) Công tác trộn được tiến hành theo 2 giai đoạn:

  • Trộn khô hỗn hợp với xi măng;
  • Trộn ướt với nước.
  • Phải tiến hành trộn thử và có sự chấp thuận và có mặt trực tiếp của Tư vấn giám sát tuỳ thuộc loại thiết bị trộn thực tế sử dụng.

4) Chiều cao rơi tự do của hỗn hợp đã trộn của máy trộn đến thùng xe của xe chuyên chở tối đa 1,5m. Thùng xe chuyên chở bắt buộc phải được phủ bạt kín giúp chống mất nước cho hỗn hợp.

Tư vấn báo giá cát đổ bê tông mới nhất tại đây: Giá cát bê tông rửa mới nhất

Bảo dưỡng cấp phối đá dăm gia cố xi măng

  1. Kiểm tra hỗn hợp cốt liệu của công trình 
    • Cứ 500 tấn kiểm tra thành phần hạt một lần: Đối với hỗn hợp gồm nhiều cỡ hạt đưa vào máy trộn riêng rẽ thì phải lấy mẫu kiểm tra trước khi cho xi măng vào để trộn;
    • Cứ 2000 tấn kiểm tra độ cứng của cấp phối đá bằng thí nghiệm LA và tỷ lệ hạt thoi dẹt 1 lần;
    • Cần kiểm tra chỉ số dẻo và tỷ lệ chất hữu cơ bằng cách cứ 500 tấn kiểm tra độ sạch của hỗn hợp cốt liệu 1 lần.
    • Bắt buộc phải kiểm tra tỷ lệ hạt bị nghiền vỡ tuân theo TCVN 8857:2011.
  2. Chất lượng xi măng trong quá trình thi công phải tuân theo TCVN 2628 – 2009 hoặc TCVN 6260:2009
  3. Kiểm tra chất lượng của nước
  4. Kiểm tra độ ẩm của hỗn hợp cốt liệu trong quá trình trộn bằng phương pháp rang ở chảo hoặc thùng sấy để từ đó kịp thời điều chỉnh lượng nước trộn trong hỗn hợp.
  5. Cần kiểm tra độ ẩm của hỗn hợp ở mỗi ca thi công để đảm bảo chất lượng cho công trình.
  6. Thường xuyên kiểm tra độ chặt sau khi lu lèn như sau: cứ mỗi đoạn thi công kiểm tra một lần ngay sau khi lu lèn xong lớp hỗn hợp gia cố xi măng.
  7. Thường xuyên kiểm tra chiều dày của lớp rải để đảm bảo chất lượng lớp hỗn hợp gia cố đạt độ chặt sau khi lu lèn.
  8. Kiểm tra cường độ của hỗn hợp gia cố xi măng sau khi thi công ở cả trạm trộn và hiện trường.

Cần tư vấn thêm, xin vui lòng liên hệ

Hệ thống phân phối vật liệu xây dựng CMC

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *